Theo quy định của pháp luật về hộ tịch hiện hành, những trường hợp con mất giấy chứng sinh, con sinh ra ngòai thời kỳ hôn nhân… thì cần phải có kết quả xét nghiệm ADN để làm thủ tục khai sinh. Trường hợp con sinh ra ở nước ngoài, con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài… muốn đăng ký hộ tịch Việt Nam cũng cần có kết quả xét nghiệm ADN. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác khi thực hiện các thủ tục hành chính – pháp lý đều được cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung kết quả xét nghiệm ADN. Nếu bạn cũng đang cần thực hiện các thủ tục trên hoặc muốn tìm hiểu các thông tin liên quan thì có thể theo dõi bài viết dưới đây của Trung tâm xét nghiệm ADN hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983.984.269 / gửi email về địa chỉ xetnghiemadn.tt@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.

Xet Nghiem Adn Phap Ly
Hình ảnh: Xét nghiệm ADN pháp lý

Xét nghiệm ADN pháp lý là gì?

Xét nghiệm ADN pháp lý là thủ tục xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống và sử dụng kết quả xét nghiệm đó để làm thủ tục hành chính – pháp lý tại cơ quan nhà nước. Như các bạn đã biết, hiện nay việc quản lý hộ tịch, quốc tịch của mỗi cá nhân được pháp luật quy định rất chặt chẽ, có thể kể đến như nhập tịch, xin visa, đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha con, từ chối nhận con… Trong những loại thủ tục trên thì phổ biến nhất là xét nghiệm ADN để nhận cha con và xét nghiệm ADN để khai sinh hoặc thay đổi hộ tịch.

Câu hỏi: Chào Trung tâm xét nghiệm ADN, hai vợ chồng chúng tôi chưa làm đăng ký kết hôn, con tôi hiện tại hơn 2 tuổi, lúc làm đăng ký khai sinh thì cán bộ xã chỉ khai sinh cho con có tên mẹ trong giấy mà không hề có tên tôi. Hiện nay tôi muốn bổ sung tên tôi vào trong giấy khai sinh của cháu thì tôi phải làm xét nghiệm như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, với trường hợp của bạn thì Trung tâm xét nghiệm ADN chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014:

“2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.

Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.”

Trong khi đó, hai bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa có giấy chứng nhận kết hôn. Ngoài ra, theo quy định của Luật về hôn nhân và gia đình năm 2014, việc xác định quan hệ cha – mẹ – con được quy định như sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Do đó, nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cho cháu, hai bạn vẫn chưa có giấy chứng nhận kết hôn thì việc cán bộ xã không ghi tên bạn vào trong giấy khai sinh của cháu là đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trường hợp của bạn nếu muốn bổ sung tên bạn vào trong giấy khai sinh của cháu thì phải thực hiện hai thủ tục chính. Thứ nhất là thủ tục đăng ký nhận cha – con, thứ hai là thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch.

Đối với thủ tục đăng ký nhận cha – con

Quy định của pháp luật hiện hành yêu cầu người đăng ký cung cấp những giấy tờ sau:

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

  2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

Thông thường, cán bộ sẽ yêu cầu bạn cung cấp giấy tờ tại khoản 1, cụ thể là kết quả xét nghiệm ADN từ cơ quan giám định có thẩm quyền. Cùng với kết quả xét nghiệm ADN, bạn sẽ cung cấp thêm giấy tờ nhân thân và tờ khai đăng ký nhận cha – mẹ – con. Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, cán bộ hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục xác định cha – con theo quy định.

Đối vớ thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch

Quy định của pháp luật hộ tịch về vấn đề trên như sau:

“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn”.

Như vậy, sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha – con, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện tiếp thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch:

  • Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch;
  • Các giấy tờ khác có liên quan: Giấy khai sinh cũ của người cần thay đổi nội dung đăng ký hộ tịch, chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu, sổ hộ khẩu…

Thủ tục trên sẽ hoàn thành trong khoảng 3 đến 7 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ nêu trên.

Trường hợp bạn cần tìm hiểu chi tiết thủ tục trên hoặc chưa hiểu rõ các khâu/bước nào trong thủ tục trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983.984.269 hoặc gửi thư về địa chia email xetnghiemadn.tt@gmail.com để được hỗ trợ.

Xét nghiệm ADN pháp lý cần chuẩn bị những gì?

Nhiều trường hợp muốn xét nghiệm ADN để làm thủ tục pháp lý nhưng lại lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì để xét nghiệm, xét nghiệm ADN trong bao lâu và xét nghiệm sẽ phải lấy những mẫu gì. Hiểu được tâm lý đó của khách hàng, Trung tâm xét nghiệm adn chúng tôi thông tin đến bạn như sau:

Thứ nhất, đối với thủ tục xét nghiệm ADN pháp lý, bạn không cần chuẩn bị mẫu trước, Trung tâm sẽ hỗ trợ cử cán bộ qua tận nơi để thực hiện công tác thu mẫu, chuẩn bị đơn yêu cầu xét nghiệm, chuẩn bị biên bản thu mẫu xét nghiệm, sao chụp lại giấy tờ nhân thân của những người cung cấp mẫu. Thủ tục trên yêu cầu người yêu cầu xét nghiệm và những người cung cấp mẫu có mặt tại thời điểm cán bộ tiến hành thu mẫu. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt như người cung cấp mẫu vì hoàn cảnh khách quan mà không thể có mặt hoặc hiện tại đang không cư trú tại địa phương nhưng vẫn liên lạc được thì Trung tâm xét nghiệm ADN chúng tôi cũng có phương án để hỗ trợ.

Thứ hai, về mẫu phẩm xét nghiệm, hiện nay chúng tôi ưu tiên sử dụng những loại mẫu phẩm dễ thu, dễ triết tách mà vẫn đảm bảo được độ chính xác của kết quả. Cụ thể, những mẫu phẩm xét nghiệm ADN được thu sẽ bao gồm một trong những loại mẫu sau:

  • Mẫu tóc: Mỗi người cung cấp mẫu cần từ 3 đến 5 sợi tóc. Tóc phải có gốc và phải được bảo quản theo đúng quy trình.
  • Mẫu móng tay: Đối với loại mẫu này, người cung cấp mẫu cũng cung cấp từ 3 đến 5 mảnh móng tay. Móng tay không cần cắt sát và cũng không cần cắt quá to.
  • Mẫu niêm mạc miệng: Mẫu niêm mạc miệng được thu bằng tăm chuyên dụng của Trung tâm. Để đạt hiệu quả cao nhất thì người lớn sẽ được lấy khoảng 2 tăm và trẻ nhỏ sẽ được lấy khoảng 4 tăm.
  • Mẫu máu: Khi thu mẫu máu, cán bộ thu mẫu sẽ khử trùng sạch sẽ và thu bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo tính an toàn cho người cung cấp mẫu. Số lượng máu cần lấy để xét nghiệm là không nhiều, chỉ cần từ 1 đến 2 giọt là đã có thể thực hiện triết tách.

Tất cả những mẫu trên đều do cán bộ của Trung tâm chúng tôi trực tiếp thu thập để đảm bảo được số lượng cần thiết cho việc triết tách và lưu trữ mẫu phẩm. Ngoài ra, việc thu mẫu bằng dụng cụ chuyên dụng sẽ đảm bảo độ chính xác cho mẫu phẩm và an toàn cho người cung cấp mẫu.

Xét nghiệm AND pháp lý bao nhiêu tiền?

Một trong những vấn đề khiến nhiều khách hàng đắn đo trước khi khi làm xét nghiệm ADN đó là “chi phí xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền”, “Giá xét nghiệm ADN”, “Trung tâm xét nghiệm ADN rẻ nhất”. Trung tâm xét nghiệm ADN chúng tôi thông tin về chi phí xét nghiệm ADN tới khách hàng như sau:

Về chi phí xét nghiệm ADN pháp lý, Chi phí cho xét nghiệm ADN làm giấy tờ pháp lý dao động từ 1.800.000 đến 2.000.000/mẫu trọn gói. Với chi phí này, bạn chỉ cần cung cấp mẫu và chúng tôi sẽ thu mẫu tận nơi và trả kết quả tận tay cho bạn. Ngoài ra, kết quả mà Trung tâm xét nghiệm ADN trả cho khách hàng sẽ được bảo hành và có hỗ trợ cấp lại nếu Quý khách hàng có yêu cầu.

Trung tâm xét nghiệm ADN pháp lý

Bạn đang cần xét nghiệm ADN pháp lý nhưng không biết trung tâm xét nghiệm nào uy tín? Bạn đang phân vân về chất lượng và giá cả của các trung tâm xét nghiệm ADN? bạn đang cần tư vấn về thủ tục pháp lý sau khi nhận kết quả xét nghiệm ADN?

Hãy liên hệ ngay đến Trung tâm xét nghiệm ADN của chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua đường dây nóng 0983.984.269 hoặc gửi thư về hòm thư điện tử xetnghiemadn.tt@gmail.com. Ngoài tư vấn về thủ tục xét nghiệm ADN, chúng tôi cũng hỗ trợ tư vấn bạn thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch tại cơ quan nhà nước.

Trân trọng!